?TRONG 10 NĂM QUA NGƯỜI VN TẠI NZ ĐÃ LÀM NGHỀ GÌ ĐỂ ĐỊNH CƯ?
(Bài viết ngày 25/09/2016 – FB Lena Lan)
➡(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo dành cho các bạn muốn tìm hiểu, chọn lựa ngành học để định cư diện tay nghề – SMC Resident Visa)
?Theo thống kê từ bản cập nhật tháng 9/2016 của INZ, có tổng số 421 bộ hồ sơ VN đã định cư diện tay nghề. Có thể nói đây là 1 con số khá khiêm tốn trong cả 1 khoảng thời gian là 10 năm.
⁉Phần lớn các bạn hỏi mình đều với mục đích để định cư, câu hỏi là học gì, làm nghề gì dễ tìm việc và định cư? Có thể nói 10 năm trước số lượng người VN ở NZ không nhiều, không có nhiều người có khái niệm định cư diện tay nghề. Tại thời điểm đó phần lớn được định cư dưới dạng con cái bảo lãnh bố mẹ, bố mẹ bảo lãnh con cái, vợ chồng bảo lãnh cho nhau. Hoặc những người đã vượt biên từ trước sang đây đã định cư diện tị nạn hoặc diện bốc thăm…(nay đã không còn nữa).
✅Đối với dân TQ hay Ấn Độ thì họ đã “khai hoang” đất nước này từ lâu, họ đã định cư diện tay nghề này từ trước chung ta rất nhiều. Còn đối với người VN, chỉ mới 1 vài năm trở lại đây, học sinh sang NZ nhiều hơn, mong muốn được định cư nhiều hơn mới “truyền tai” nhau rằng học ngành A hay B gì đó có thể định cư được. Theo mình thấy NZ vẫn hiện là nước “mở cửa” để định cư nên các bạn hay nhanh chân trước khi số lượng nhập cư quá nhiều có thể sẽ khó khăn hơn trong tương lai.
?Hôm nay mình xin thống kê lại những ngành mà người VN đã định cư nhiều nhất trong 10 năm qua, mình chỉ thống kê số lượng chiếm trên 5%.
?Đứng đầu danh sách về số lượng định cư thuộc về Manager chiếm 20,6% bao gồm Cafe and Restaurant Manager, Retail Manager, Hair or Beauty Salon Manager, Office Manager…
?Đứng thứ 2 danh sách thuộc về Cookery và Bakery chiếm 19,5% bao gồm Chef, Baker…
?Đứng thứ 3 thuộc về ICT and computing chiếm 14,2% bao gồm ICT Systems Test Engineer, ICT Project Manager, Software Engineer, Systems Software Engineer, Website Developer, ICT Support Technicians nec, ICT Customer Support Officer, Information Systems Technician…
?Đứng thứ 4 thuộc về nhóm ngành Finance and Accounting chiếm 9,3% bao gồm Accountant (General), Management Accountant, Finance Broker, Taxation Accountant, Financial Investment Adviser…
?Đứng thứ 5 thuộc về nhóm ngành Engineering chiếm 6,4% bao gồm Structural Engineer, Civil Engineer, Telecommunications Engineer, Mechanical Engineer…
?Có nhiều bạn hỏi mình rất nhiều ngành, hôm nay hỏi ngành này, mai lại hỏi ngành khác, ý kiến cá nhân của mình thì nên chọn những ngành mà tất cả mọi người đã định cư nhiều nhất tại NZ vì có thể cơ hội nhiều hơn những ngành khác. Tuy nhiên đặc thù mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những lợi thế khác nhau.
?Ví dụ ngành phù hợp chung với các quốc gia là Cafe and Restaurant Manager vì nước nào cũng có nhiều cơ hội. Nhưng ví dụ về IT/ ICT thì Ấn Độ có lẽ là số 1. Còn Nail Shop thì phần lớn lại là của VN. Nursing thì Philippines hoặc các nước có ngôn ngữ tiếng anh là first language. Mỗi bạn cũng sẽ có khả năng học tập, nguyện vọng chọn ngành riêng, hay cân nhắc thật kỹ để chọn ngành học nhé.
?Có nhiều bạn sẽ chịu “gian khổ” trước để học và làm những nghề mình không thích chỉ với mục đích định cư. Sau khi có Resident visa rồi thì mới theo học (với chi phí dân bản địa, có thể chỉ bằng 1/5 học phí của sinh viên quốc tế) những ngành mong muốn sau. Có những bạn giỏi giang và điều kiện gia đình tốt (học phí cao) thì có thể chọn những ngành học và định cư đúng ngành từ ban đầu.
⭕Hình đính kèm dưới đây bao gồm danh sách những ngành nghề mà người VN đã apply chủ yếu trong 10 năm qua, hình cuối là list những ngành nghề định cư nhiều nhất tại NZ.
❤Chúc các bạn sớm tìm được ngành nghề thích hợp để định cư diện tay nghề tại NZ.
Chào mừng các bạn tham gia group Học Bổng Du Học Định Cư New Zealand để có thêm những thông tin liên quan.